Thị trường bất động sản đồng nai 2020


Rate this post

Với mặt bằng giá chỉ bằng 1/4 đến 1/3 so với Tp.HCM, thị trường bất động sản Đồng Nai đang thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ Tp.HCM đổ về, và tiếp tục gây “sóng ngầm” cả trong mùa Covid.

1- HẠ TẦNG & ĐẦU TƯ “SIÊU TO KHỔNG LỒ”

– Hương lộ 2: Đây là “át chủ bài” thay đổi diện mạo của toàn tỉnh Đồng Nai, được UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo ưu tiên làm sớm. Tuyến đường bắt đầu từ vị trí giao với Quốc lộ 51 tại ngã ba Bến Gỗ và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đây là trục kết nối trung tâm hành chính TP Biên Hòa với các khu đô thị Long Hưng, Khu công nghiệp An Phước, đô thị Nhơn Trạch.Tuyến đường này dự kiến sẽ được xây dựng quy mô lên đến 6 làn xe cơ giới, còn có thêm 4 làn xe hỗn hợp khác.

 

dự án aqua city biên hoà, đồng nai

 

Tuyến đường này cũng sẽ tạo động lực phát triển cho khu vực ven sông Đồng Nai thuộc địa bàn các địa phương Biên Hòa, Nhơn Trạch, và đặc biệt là Long Thành, khi hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, thay vì phải đi vòng qua QL51. Khi hoàn thành, việc đi về giữa Sài Gòn – Đồng Nai sẽ nhanh như chớp, chẳng khác gì đang di chuyển gữa các quận nội thành. 
Cầu Vàm Cái Sứt – một hạng mục thuộc dự án Hương lộ 2 có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ cũng sẽ được khởi công vào tháng 9/2020, giúp đẩy mạnh quá trình hoàn thành toàn tuyến Hương lộ 2.

– Sân bay Quốc tế Long Thành: Không thể phủ nhận, ở thời điểm này, dự án sân bay là lí do chính khiến cho thị trường BĐS nơi đây sôi động và hoạt động đầu tư BĐS cũng chộn rộn rõ nét. Sân bay sẽ được đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2025. Đến năm 2040, sau khi hoàn tất 3 giai đoạn sẽ đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và sẽ là là sân bay lớn nhất Việt Nam; đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

bất động sản biên hoà, đồng nai

 

Hiện tại, ngoài việc khởi công xây dựng 2 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, nhiều công đoạn khác của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cũng đang được các đơn vị liên quan gấp rút thực hiện. UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định tháng 10-2020 sẽ bàn giao diện tích mặt bằng sạch khu vực 1.800 ha để phục vụ khởi công xây dựng sân bay giai đoạn 1. Phần còn lại sẽ phải được bàn giao cho chủ đầu tư vào quý II/2021. 

– Đồng Nai phê duyệt hàng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối vùng: Theo quy hoạch đến 2030 sẽ gồm cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu,  dự án cầu Cát Lái nối quận 2 TP HCM…

– Kéo dài tuyến Metro đến Biên Hòa: Đoạn Metro kéo dài sẽ là một dự án độc lập với tuyến metro số 1 hiện hữu, như vậy các thủ tục đầu tư sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn. Theo nghiên cứu của đơn vị tư vấn, dự án tuyến metro kéo dài có hướng tuyến từ Ga Suối Tiên hiện nay kéo dài thêm 2km đến khu vực Bình Thắng (TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương), xây dựng 1 nhà ga tại đây; sau đó tuyến metro sẽ tách ra đi theo 2 hướng về TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và đi trung tâm TX.Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

– Vành đai 3: Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tuyến này có tổng chiều dài 89,3km với quy mô 6-8 làn xe cao tốc, đi qua các địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, tổng vốn đầu tư dự án là 55.805 tỉ đồng.

 

tuyến metro đồng nai

 

– Liên vùng 4: khi hoàn thành sẽ có nhiệm vụ kết nối giao thông từ TP.Hồ Chí Minh về Đồng Nai, giảm tải lượng phương tiện lưu thông qua cầu Đồng Nai trên quốc lộ 1 và đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vốn đang bị quá tải, nhất là vào các dịp lễ, Tết.

Đường liên vùng 4 sẽ kết nối đường vành đai 3 với quốc lộ 51, thông ra ngã tư Dầu Giây – Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769. Dự kiến chiều dài toàn tuyến là 45km, chiều rộng mặt đường là 40m. Tuyến đường sẽ đi qua địa bàn quận 9 (TP.Hồ Chí Minh), TP.Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai). Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6,6 ngàn tỷ đồng.

– Thành phố Sáng tạo khu Đông Sài Gòn: Đầu tháng 4, TP.HCM đã ký văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng về việc thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Nơi đây sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân…Đây cũng là khu vực “láng giềng” của Đồng Nai, đương nhiên, Đồng Nai sẽ hưởng lợi trực tiếp, kéo giá trị BĐS tại đây tăng cao.

– Điều chỉnh tăng giá đất giai đoạn 2020 – 2025 tạo hấp lực cho BĐS Đồng Nai:

Theo đó, giá đất tại các tuyến đường đều tăng, mức tăng phổ biến từ 1,5 đến 3 lần so với giá hiện hành. Đặc biệt, một số tuyến đường mang tính cá biệt, có sự phát triển về hạ tầng làm cho mức giá thị trường tăng thì mức giá đất tăng rất lớn so với giá quy định hiện hành. Điển hình như tuyến Hương lộ 2 thuộc địa bàn TP.Biên Hòa đang có mức tăng cao nhất, cao hơn giá đất hiện hành 15 – 18 lần (hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 là 7 – 8 lần).

 

đường vành đai 3 đồng nai sài gòn

 

– Thu hút mạnh Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Trong 3 tháng đầu năm, Đồng Nai đứng thứ 4 cả nước về thu hút FDI, chỉ đứng sau Tp.HCM, Hà Nội, và Bình Dương, với tổng vốn đầu tư 31,420 triệu USD.

Vốn FDI vào Đồng Nai năm qua đạt tỷ lệ giải ngân trên 80% số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn, điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được các doanh nghiệp quốc tế quan tâm, là điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy nhanh tiến độ thành lập các KCN mới, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

2- NHU CẦU SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI ĐỒNG NAI Ở MỨC CAO

– Lượng khách làm việc tại sân bay: Nhu cầu lưu trú ngắn hạn và dài hạn từ khách du lịch, chuyên gia nước ngoài, phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư làm việc trong sân bay Tân Sơn Nhất vốn rất cao và gần như “quá tải”. Cho nên, theo các doanh nghiệp, một điều dễ thấy là nhu cầu sinh sống và an cư tại một “thành phố sân bay” tương lai của nhóm đối tượng làm việc tại sân bay Long Thành cũng sẽ tương tự, thậm chí còn cao hơn gấp nhiều lần. 

– Lượng khách làm việc tại các khu công nghiệp: Ngoài nhóm đối tượng làm việc tại sân bay như đã nói ở trên, Đồng Nai còn hút lượng lớn quan tâm bởi kề cận quá nhiều khu Công nghiệp với có tổng cộng 63 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động, chiếm 10% cả nước. Ngoài ra Amata đang chuẩn bị triển khai xây dựng Khu công nghiệp công nghệ cao Amata cực khủng tại xã Tam An huyện Long Thành với quy mô khoảng 1000ha.

 

dự án aqua city biên hoà, đồng nai

 

Theo thống kê cuối năm 2018 của ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai, Đồng Nai có gần 6.500 lao động nước ngoài đang làm việc tại các KCN; trong đó hơn 85% là giám đốc điều hành, quản lý, chuyên gia. Đa số các nhân sự cấp cao này vẫn lựa chọn sinh sống tại TP.HCM do yêu cầu cao về chất lượng sống, trong khi nhà ở tại Đồng Nai hiện nay lại chưa đáp ứng được điều kiện này. Đây là một thách thức, cũng là cơ hội cho các dự án nhà ở chất lượng cao tại Đồng Nai.

– Hàng loạt khu dân cư được triển khai: Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2020, toàn tỉnh Đồng Nai thực hiện 312 dự án khu dân cư với tổng diện tích 9.295 ha. Với tổng số dự án khủng như vậy, Đồng Nai sẽ nhanh chóng trở thành kéo dân về nơi an cư lí tưởng, trở thành một thành phố năng động với hàng loạt hạ tầng – tiện ích hàng đầu.

– Nhu cầu “chuyển tiếp” từ khu Đông Sài Gòn: Tại quận 2, quận 9 và Thủ Đức giá đất đã không ngừng tăng trong vài năm qua. Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, giá đất quận 2 và quận 9 tăng rất mạnh, có nơi tăng gấp 2-3 lần chỉ trong 2 năm.

Tuy nhiên, quỹ đất ở khu vực này không còn nhiều, giá lại quá cao nên gần đây nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến khu vực giáp ranh tiềm năng là Đồng Nai, khiến thị trường BĐS nơi đây hết sức sôi động, giá BĐS gần như chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đơn cử như giá đất TP Biên Hoà tăng lên trên 100 triệu đồng/m2. Nếu như khu vực Long Thành đầu năm 2018 giá đất dao động 8-10 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 12-15 triệu đồng/m2.

Nhận định tiềm năng phát triển của Đồng Nai, nhiều chuyên gia cho hay khu vực này đã trở thành “vũng trũng” thu hút dòng vốn đầu tư trong những năm gần đây bởi hàng loạt lợi thế về vị trí, hạ tầng. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn luôn nằm trong nhóm đầu của cả nước về thu hút vốn FDI.

– Với xu hướng sống xanh bền vững đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, chuyên gia đô thị Nguyễn Minh Hòa, tại hội thảo về đô thị xanh tháng 12/2019 khẳng định, với tình hình quỹ đất hạn chế tại TP HCM hiện nay, chỉ có ở những đô thị vệ tinh phía Đông hoặc phía Tây Sài Gòn mới có đủ điều kiện hình thành những đô thị sinh thái quy mô hàng trăm hecta. Đồng thời, chỉ có ở những khu đô thị rộng lớn, nhà phát triển mới có thể quy hoạch bài bản và hoàn chỉnh các phân khu chức năng đáp ứng tối đa nhu cầu an cư dài hạn và phát triển bền vững cho nhiều thế hệ về sau. Rõ ràng, Đồng Nai có tất cả những lợi thế này, và sẽ là “miền đất hứa” cho người dân TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

 

bất động sản biên hoà, đồng nai

 

3- THỰC TẾ “TRẦN TRỤI” VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI HIỆN TẠI

Nhiều nhà đầu tư đánh giá Đồng Nai là một trong những thị trường vùng ven TP HCM có sự phát triển nhanh và ổn định nhất. Toàn tỉnh hiện có hàng chục dự án khu đô thị quy mô từ 300 đến 1.000 ha, tập trung tại Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom, đón đầu sự phát triển hạ tầng giao thông và đô thị hóa.

– Cháy hàng “liên hoàn”

Thực tế ghi nhận, từ nửa cuối năm 2017 đến nay, giá đất ở khu vực phía Đông TP Hồ Chí Minh như Thủ Đức, quận 9 và Biên Hòa, Long Thành tăng trưởng rất mạnh, nhiều khu vực giá đất tăng gấp đôi. Đơn cử như tại dự án Khu đô thị Long Hưng thuộc địa phận TP Biên Hòa, chỉ trong thời gian ngắn đã bán ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm đất nền. Đáng chú ý, nếu như tại thời điểm mở bán vào tháng 6/2016, giá đất nền tại dự án này chỉ khoảng 7,5 – 8,5 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 20 – 25 triệu đồng/m2. Tính bình quân giá đất tăng xấp xỉ 38% so với thời điểm mở bán.

Thực tế cho thấy, không chỉ với khu vực TP Biên Hòa, một số dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý tốt ở các khu vực lân cận đều được giới đầu tư săn lùng. Đơn cử như dự án Richland City do D.I.C Corp làm chủ đầu tư có quy mô 21,5 ha vừa tung ra thị trường đã bán sạch với mức giá ban đầu trung bình chỉ khoảng 416 triệu đồng/nền, hiện đã được giới đầu tư thứ cấp giao dịch đến 1,5 tỷ/nền.

Hay như tại Dự án The Viva City do Công ty Cổ phần LDG (LDG Group) làm chủ đầu tư có tổng diện tích là 117 ha. Ông Nguyễn Đào Duy – Phó Tổng Giám đốc LDG Group khẳng định,những năm gần đây mới chứng kiến đất nền Đồng Nai gia tăng thanh khoản mạnh đến vậy, chỉ trong vài tháng, LDG Group đã bán thành công ra thị trường hàng trăm sản phẩm đất nền. Trước đó, LDG Group đã thành công lớn trong việc triển khai ra thị trường gần 3.000 nền đất The Viva City và được khách hàng sở hữu nhanh chóng.

Ngoài những phân khúc đất nền và căn hộ, hiện nay, Đồng Nai đang phát triển Xu hướng đầu tư biệt thự kiểu resort ven sông của giới nhà giàu  như: Long Hưng City (Long Thành), Swanbay City (Nhơn Trạch), Pearl Riverside Giang Điền (Trảng Bom),  Khu dân cư Bình Dương Biên Hòa (Biên Hòa), Khu dân cư Phước Tân (Biên Hòa)…Các dự án này đều cháy hàng ngay lần đầu mở bán.

 

Giá biệt thự Aqua City

Biệt thự ven sông tại dự án Aqua City Đồng Nai

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, so với các tỉnh vệ tinh Tp.HCM thì không thể phủ nhận Đồng Nai vẫn là thị trường hút dòng tiền của người mua, bởi lợi thế giáp ranh, hạ tầng kết nối đồng bộ và đáng nói mô hình nhà ở đa dạng hơn trước rất nhiều, bên cạnh đất nền thì còn có nhà phố, biệt thự, chung cư cao cấp… chính điều này đã và đang khiến nơi đây trở thành vùng đất còn nhiều tiềm năng cho người mua BĐS.

– “Miễn dịch” với Covid 19

Hiện tại, ngay cả trong tình hình dịch bệnh phức tạp, giới đầu tư bất động sản cho biết, hiện giá bất động sản chỉ giảm ở những nhà đầu tư thứ cấp. Còn đối với các chủ dự án có sản phẩm mở bán thì giá rất khó giảm. Nguyên nhân là do bảng giá đất mới tại Đồng Nai đã tăng khá cao. Do đó, tiền bồi thường, chi phí dự án bị đội lên nhiều và doanh nghiệp đều phải tính vào giá thành của sản phẩm.

Ghi nhận thực tế tại các sàn giao dịch bất động sản tại Đồng Nai, số lượng nhà đầu tư tìm hiểu dự án tuy có giảm so với thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát nhưng hoạt động giao dịch vẫn duy trì ở mức ổn định và nhiều người vẫn tỏ ra lạc quan.

Chẳng hạn như ở Biên Hòa, Long Thành, dù không đi xem trực tiếp dự án do “cách ly xã hội” nhưng các nhà đầu tư vẫn liên hệ với các sàn thông qua các phương tiện trực tuyến để tìm mua nhà đất. Trong đó, các khu vực nằm ven sông Đồng Nai được quan tâm nhiều nhất. Theo tìm hiểu, đa phần các nhà đầu tư mua để dành chờ thời cơ khi các dự án đường và công viên ven sông Đồng Nai triển khai xây dựng.

Tại khu vực Long Thành, một số môi giới bất động sản cho biết hiện nay các nhà đầu tư vẫn âm thầm gom đất với số lượng lớn. Có nhiều người sẵn sàng ra quyết định mua cùng một lúc đến 4-5 sản phẩm đối với những dự án tiềm năng.

Lý giải hiện tượng nhà đầu tư bung tiền gom đất Đồng Nai trong “tâm bão” dịch Covid-19, một chuyên gia bất động sản cho biết đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn tìm cách xoay chuyển dòng vốn.

Tại khu vực phía Nam, Đồng Nai sở hữu một lợi thế mà các tỉnh thành khác không thể so sánh được đó là vừa có sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công vừa hội tụ cả 5 tuyến đường cao tốc cùng hệ thống cảng biển quốc tế, đường sắt đi ngang qua. Chỉ cần một trong những công trình này rục rịch, thị trường sẽ lập tức bùng nổ. Vì vậy, Đồng Nai trở thành “điểm miễn dịch” đối với các nhà đầu tư bất động sản.

Hạ tầng giao thông kết nối Đồng Nai với TP.HCM và các vùng lân cận đang triển khai mạnh mẽ. Trong khi đó, giá đất tại đây dù đã có tăng nhưng vẫn còn mềm nên tiềm năng tăng giá khi các dự án hạ tầng này hoàn thiện là chắc chắn.

Sắp tới, ông lớn Novaland cũng “chọn mặt gửi vàng” tại vùng đất tiềm năng này với phân khu đẹp nhất đại dự án Aqua City. Đây là phân khu quy mô đến 27ha, tiếp nối thành công của 5 phân khu trước đó, hứa hẹn trở thành dự án đáng mua nhất trong năm 2020.

Mọi thông tin liên quan đến phân khu 27 ha mới nhất Aqua City, anh chị đừng ngại liên hệ đến hotline